Quy trình thiết kế tủ điện điều khiển PLC – Đơn vị cung cấp Toàn quốc

Tủ điện điều khiển trong sản xuất
Rate this post

Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc vận hành máy móc thiết bị đã trở nên đơn giản hơn xưa rất nhiều. Trong đó, tủ điện điều khiển PLC là một ví dụ minh chứng cho điều này. Việc vận hành các loại máy móc, thiết bị, máy bơm đều đã được tự động hóa hoàn toàn, với sự góp mặt của sản phẩm tủ điều khiển PLC.Vậy sản phẩm đó có những đặc điểm gì, công dụng và nguyên lý hoạt động ra sao? Hãy cùng thanglongrobotics.com tìm hiểu ngay nhé.

Giới thiệu Tủ điện điều khiển PLC 

Khái niệm

PLC viết tắt là Programmable Logic Controller: là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.

Đây là tủ điện được lập trình bởi phần mềm PLC, để có thể điều khiển tự động dành cho hệ thống máy móc công nghiệp theo yêu cầu của quy trình sản xuất. Vận hành và giám sát bằng cách thông qua nhân viên vận hành và thao tác qua màn hình cảm ứng.

Tủ điều khiển PLC hoạt động thông qua một ngôn ngữ lập trình.
Tủ điều khiển PLC hoạt động thông qua một ngôn ngữ lập trình.

Tủ điện điều khiển PLC ra đời giúp tăng năng suất lao động, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả sản xuất một cách rõ rệt. Để thực hiện tự động hóa sản xuất, bên cạnh các máy móc cơ khí hay điện, các dây chuyền sản xuất…v.v, cũng cần thiết phải xuất hiện sự có mặt của các bộ điều khiển và giải phóng sức lao động con người.  Tủ điều khiển PLC ra đời nhằm đáp ứng toàn bộ các yêu cầu trên.

Thông số kĩ thuật cơ bản

  • Kích thước: Tùy theo thiết bị cần điều khiển kích thước tủ sẽ khác nhau
  • Vật liệu vỏ: Thép mạ kẽm, inox chống thấm nước
  • Điện áp: 220VAC/ 24VDC
  • Bộ điều khiển: PLC hãng Schneider, Mitsubishi, LS, Siemmen…
  • Modul mở rộng: DO, DI, AO, AI …
  • Nguồn điều khiển PLC: 24VDC
  • Chế độ vận hành: Tự đông (Auto)/ Bằng tay (Manual)
  • Màn hình hiện thị: HMI Touch
  • Kết nối điều khiển từ xa: Kết nối với hệ thống

Chức năng

Nhờ vào sự thông minh từ các bộ điều khiển kể trên, nhà sản xuất thiết kế và chế tạo ra các tủ điều khiển PLC có một số chức năng chính sau:

  • Điều khiển đóng ngắt (On/Off): được sử dụng trong việc đóng mở bơm, motor, động cơ …
  • Điều khiển đếm (Counter): Được sử dụng điều khiển đếm số lượng
  • Điều khiển theo thời gian (Timer): điều khiển đóng mở theo thời gian, chạy đảo tuần tự.
  • Điều khiển biến đổi tần số (PID): điều khiển yêu cầu cao, biến đổi tần số để phục vụ các ngành xử lý nước, xử lý nước thải, điều khiển motor, động cơ …
Chức năng ưu việt
Chức năng ưu việt

Ngoài chức năng điều khiển tự động tại chỗ như trên, tủ điện điều khiển PLC còn được kết nối với hệ thống giám sát và điều khiển từ xa SCADA để giám sát và điều khiển máy bơm, động cơ. Chức năng này rất ưu việt khi sử dụng trong các ngành hóa chất độc hại hay các khu vực nguy hiểm như hầm lò …

Quy trình thiết kế tủ điện điều khiển PLC

Lên phương án tính toán thông số kĩ thuật

Đây là bước đầu tiên trong quy trình thiết kế tủ điện.

Dựa vào yêu cầu thực tế chúng ta sẽ tính toán và lựa chọn thiết bị phù hợp. Khi tính toán, cần cân đối giữa bài toán kỹ thuật và kinh tế, không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với cần thiết vì sẽ ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm khi hoàn thiện.

Vẽ sơ đồ hoạt động

Tủ điện cần thiết kế đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng cũng cần phải được tối ưu trong thiết kế nhằm giảm vật tư, giá thành cấu thành sản phẩm.

Khi thiết kế, cần lưu ý tới quá trình mở rộng, hay sự thay đổi của hệ thống thiết bị trong tương lai.

Lắp đặt vỏ tủ

Bước tiếp theo trong quy trình thiết kế tủ điện là bố trí và lắp đặt các thiết bị lên cánh tủ. Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện, cần tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cao.
  • Các thiết bị điều khiển (Nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới.
  • Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng (ngang hoặc dọc ) để thuận tiện cho quá trình vận hành.

Sắp xếp các thiết bị trong tủ

Việc sắp xếp thiết bị có thể phân thành từng nhóm như sau:

  • Nhóm thiết bị điều khiển hay đặt cùng nhau, góc phía trên ( Các rơ le bảo vệ, rơ le trung gian, bộ điều khiển, cảm biến).
  • Nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới (Aptomat, Contactor, khởi động từ.)
  • Aptomat tổng (Cấp nguồn cho hệ thống) đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc cao bên trái) sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác.
  • Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào/ ra tủ điện
Sắp xếp khoa học
Sắp xếp khoa học

Sắp xếp khoa học

Đấu dây điện

  • Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học, gọn gàng.
  • Đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, đen …) và được đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa.
  • Với dây tín hiệu có độ nhạy cao (dây dẫn Encoder, dây truyền thông …) thì phải có vỏ bọc chống nhiễu.
  • Nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển
  • Dây điều khiển và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau và tuân theo tiêu chuẩn

Sau khi tiến hành đấu nối dây điện cho tủ điện xong thì các bạn nên kiểm tra lại thật kỹ lưỡng hệ thống trước khi cho nguồn điện vào để tủ có thể hoạt động. Nên chạy không tải trước nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào trong tủ điện.

Kiểm tra và test tủ

Bước cuối cùng trong quy trình thiết kế tủ điện là việc kiểm tra và Test tủ trước khi xuất tủ điện và tiến hành lắp đặt hiện trường, kết nối ngoại  vi.

Trên đây là 6 bước cụ thể để có thể thiết kế và lắp đặt một tủ điện hoàn chỉnh theo một yêu cầu.

MỌI HỖ TRỢ VUI LÒNG LIÊN HỆ

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.

VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.

MST: 01 05 158 192

TRANG CHỦ: www.vnatech.com.vn

TRANG WEB: https://thanglongrobotics.com/

Email: contact@vnatech.com.vn

Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085

ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *