Công nghệ AGV có vai trò vô cùng quan trọng trong tất cả các hoạt động giao hàng, nguyên vật liệu và sản xuất các mặt hàng với chất lượng cao. Nó là phát minh vĩ đại giúp tự động hóa các hệ thống phân phối trong các nhà máy dưới dạng xe tự hành có đường dẫn AGV
Contents
Công nghệ AGV được hiểu là gì?
AGV (Autonomous Guided Vehicles) có thể được hiểu đơn giản là phương tiện vận chuyển tự động. Nó là công nghệ xe tự hành có đường dẫn được tự dộng hóa ,ột cách lonh hoạt và chính xác. Các robot tự hành sẽ được lập trình sẵn nên có khả năng tự xuất ra những dữ liệu vận hành có ích từ bộ phận cảm biến từ đó sẽ tự động đưa ra quyết định để lựa chọn các phương án hành động phù hợp
Công nghệ AGV được ứng dụng để hoạt động liên tục tại các nhà máy, có khả năng lái xe dọc theo đường hướng dẫn, đây là công nghệ thuộc loại rô-bốt có bánh.
Ưu điểm của công nghệ AGV
Hiện nay công gnhệ AGV đã và đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp mang lại hiệu quả cho quá trình sản xuất và nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. sở dĩ công nghệ AGV được ưa chuộng là bởi chúng mang trong mình nhiều ưu điểm nổi bật như:
Tăng năng suất chất lượng trong thời gian ngắn: nhờ ứng dụng công nghệ AGV hầu hết các quy trình sản xuất được tối ưu hóa, các thao tác được diến ra nhanh hơn và chính xác hơn rất nhiều so với các công nghệ cũ. Việc này giúp cải thiện năng suất làm việc và chất lượng của sản phẩm trong một khoảng thời gian ngắn
Nâng cao tính an toàn: Trong quá trình sản xuất chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc đặc biệt là khi nâng hàng hóa có khối lượng lớn. Với việc sử dụng các xe tự hành AGV sẽ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động, mang lại độ an toàn cao hơn. Các robot AGV có thể được điều khiển băng tay, cảm biến chính xác, dễ dàng kiểm soát nên sẽ giúp giảm tỷ lệ xảy ra tai nạn xuống mức thấp nhất
Tiết kiệm chi phí sản xuất: Các robot AGV có thể thay thế băng tải, xe vận chuyển, xe nâng hàng, thay thế con người làm việc một cách nhanh chóng chính xác. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí không cần thiết. Ngoài ra nếu được kết nối với hệ thống quản lý kho chúng sẽ có thể thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hàng tồn kho chính xác
Giảm tối đa thiệt hai trong quá trình vận hành: Trong quá trình làm việc các công nhân sẽ không thể tránh được có đôi lúc xao nhãng, mệt mỏi, mất tập trung vì vậy rất có thể sẽ xảy ra các sai sót làm sản phẩm bị hỏng hoặc hư hại thiết bị. \khi ứng dụng công nghệ AGV sẽ cải thiện được tình trạng này bởi các robot có thể thay thế con người làm việc liên tục trong thời gian dài không biết mệt mỏi
Các loại AGV được sử dụng phổ biến hiện nay
Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nhiều ngành nghề trong nhiều lĩnh vực khác nhau các nhà sản xuất đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại AGV khác nhau bao gồm:
- AGV unitload: lấy, giao,vận chuyển pallet hoặc hộp trong container
- AGV forklift AGV: xe nâng, di chuyển pallet
- AGV tải nhẹ: vận chuyển các bộ phẩn nhỏ hoặc giỏ hàng
- Towing AGV: di chuyển rơ moóc hoặc xe lửa rơ moóc
- AGV lắp ráp: vận chuyển các bộ phận đang thực hiện sang dây chuyền lắp ráp với tốc độ trung bình – chậm
Những lưu ý khi ứng dụng công nghệ AGV
Sử dụng công nghệ AGV vào những quy trình nào?
Việc đầu tiên bạn cần lưu ý đó là xác định rõ các quy trình nào cần ứng dụng công nghệ AGV để tự đọng hóa sản xuất, các đường dẫn vật liệu trong quy trình, tải được vận chuyển tự động. bạn cần có những tính toán trước về số lượng nhân viên, tăng mức độ hợp lý hóa, cải thiện điều kiện làm việc và chất lượng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp nhận định chính xác các quy trình nào nên ứng dụng tự động hóa ở những thời điểm thích hợp
Hệ thống điều hướng
Có nhiều phương pháp để thực hiện điều hướng AGV, bên cạnh những điều mà nhà cung cấp đề xuất môi trường hoạt động cũng quyết định công nghệ điều hướng để làm thay đổi đừng dẫn AGV
Hiện nay laser guidance là phương pháp điều hướng được sử dựn phổ biến nhất bởi công nghệ này có tính linh hoạt và độ chính xác khá cao. Một tia laser xoay trên đỉnh AGV phát ra chùm tia phản xạ bởi các dấu định vị trên tường. Vị trí chính xác của xe được được tính toán thông qua tam giác. Tuy nhiên điểm hạn chế của công nghệ này là rất nhạy cảm với bụi bẩn và ánh sáng mạt trời
Ngoài ra cũng có thể sử dụng các công nghệ điều hướng khác như:
- Điều hướng GPS, RTLS: công nghệ này sử dụng vệ tinh, beacon để xác định vị trí của AGV. Công nghệ này chỉ thích hợp với môi trường ngoài trời và có độ chính xác thấp
- Dẫn đường bằng quang học: tại sàn của các nhà máy sẽ được sơn hoặc dán một đường thẳng giúp dẫn đường cho AGV. Phương pháp này ít tốn kém, linh hoạt nhưng có điểm hạn chế là nhạy cảm với bụi bẩn, ánh sáng mặt trời
- Wire Công nghệ này sử dụng các dây mang dong điện tạo ra từ trường để điều hướng AGV. Đây là phương pháp ít tốn kếm với độ tin cậy cao và mạnh mẽ. Tuy nhiên nó có độ linh haotj không cao và tương đối nhạy cảm với các kim loại trong lòng đất
- Bảng từ/ dẫn đường bằng lưới: Trên sàn sẽ được trang bị một bảng từ hoặc các điểm từ.để dẫn đường cho AGV. phương pháp này tuy ít tốn kém có độ linh hoạt cao nhưng lại nhạy cảm với bụi bẩn và ánh sáng mặt trời và kim loại
- Điều hướng tự nhiên: Phương pháp này nên sử dụng trong môi trường đơn giản và liên tục. Đây là công nghệ sử dụng bản đồ đã được đăng ký của dơ sở cùng với máy ảnh hoặc laser AGV xác định các yếu tố trong cơ sở (cột, tường) và theo đó sẽ tính toán vị trí của chúng.
Sạc lại khi hết pin
AGV hoạt động bằng pin và có nhiều tuỳ chọn quản lý sạc khác nhau bao gồm:
- Sạc tự động: AGV sẽ được tự động chuyển hướng đến trạm sạc khi pin giảm xuống một mức nhất định nào đó. Trong quá trình sạc AGV sẽ không thể hoạt động. Vì vậy sẽ cần trang bị nhiều AGV hơn
- Sạc cơ hội: Nếu AGV bị dừng và nhà rỗi sẽ được chuyển hướng đến trạm sạc
- Trao đổi pin: Khi pin giảm đến một mức nhất định AGV sẽ được chuyển hướng đến trạm để thay thế bằng 1 lần sạc đầy. Việc thay pin có thể được thực hiện thủ công hoặc tự động. Điều này yêu cầu phải trang bị và lưu trữ thêm pin
Tác động từ hệ thống IT
Xe tự hành AGV ngoài di chuyển độc lập theo các con đường đã được định sẵn nó còn có thể hoạt dộng dưới sự quản lý trung tâm của hệ thống IT. Tất cả các nhà cung cấp đều đưa ra các phần mềm độc quyền giúp lập trình các tuyến xe, giám sát vị trí và trạng thái xe và tương tác với các hệ thống quản lý khác như hệ thống ERP, hệ thống quản lý sản xuất
Mạng LAN không dây
Cần lên kế hoạch và kiểm tra cẩn thận việc triển khai các giải pháp không dây bởi các AGV độc lập phải liên tục duy trì liên lạc với Hệ thống điều khiển AGV qua mạng không dây để nhận đơn hàng hoặc gửi lại dữ liệu thực địa.
Tích hợp với các hệ thống khác
Hệ thống vận chuyển AGV cần được tích hợp với các hệ thống khác như ERP, MOM xho phép tự động hóa hoàn toàn các quy trình sản xuất
Mô phỏng đội ngũ AGV
Cần xay dựng chương trình mô phỏng hoạt động của đội ngũ AGV. Điều này sẽ giúp giải quyết các vấn đề sau:
- Xác định kích thước phù hợp cho đội ngũ AGV
- Đánh giá hiệu quả của định tuyến và chiến lược sạc pin
- Thử nghiệm các khả năng có thể xảy ra với những tình huống bất ngờ
Tại sao nên ứng dụng công nghệ AGV?
Tính an toàn
Các xe tự hành AGV có thể giảm tốc độ hoặc dừng lại nếu gặp các vật cản. Chúng có thể tự kiểm soát và hoạt động với tốc độ hạn chế. Đặc biệt chúng có khả năng dự đoán được các hành vi giúp hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ xảy ra tai nạn trong quá trình làm việc
Giảm thiệt hại trong quá trình vận hành
AGV được thiết kế với các hoạt động dựa trên hệ thống lập trình với độ chính xác và an toàn cao. Nó bao gồm các hệ thống như: hệ thống máy ảnh, các loại cảm biến giúp phát hiện vật cản trong quá trình vận chuyển hàng hóa nguyên vật liệu
Xe AGV có thể hoạt động tốt trong các môi trường nguy hiểm, độc hại mà con người không thê tiếp cận được như môi trường quá lạnh hoặc quá nóng, môi trường hóa chất…
Tiết kiệm chi phí
Ứng dụng AGV có thể thay thế con người và các hệ thống tự động khác như băng tải giúp tăng năng suất và hiệu quả, tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí hoạt động cho doanh nghiệp
Các robot AGV hoàn toàn có thể hoạt động độc lập mà không cần đến sự can thiệp của con người. Việc này giúp doanh nghiệp hạn chế đáng kể chi phí nhân công Đặc biệt AGV hoàn toàn có thể sử dụng để vận chuyển khổi lượng hàng hóa với tải trọng lớn.đáp ứng các yêu cầu mở rộng của nhà máy, kho xưởng
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.
VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.
MST: 01 05 158 192
TRANG CHỦ: www.vnatech.com.vn
TRANG WEB: https://thanglongrobotics.com/
Email: contact@vnatech.com.vn
Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085
ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863